Skip to main content

Tương lai ngành bán lẻ thuộc về di động

Đến năm 2020, điện thoại di động sẽ thành kênh bán lẻ chính kết nối với người mua, vượt các cửa hàng, website và call center. Việc kinh doanh càng trở nên cá thể hoá.

Các nhà bán lẻ sẽ cung cấp tận tay người dùng món hàng họ cần. Tương lai của ngành bán lẻ thuộc về thương mại di động, thuộc về các công nghệ thanh toán không kết nối, về các dịch vụ định vị địa lý để cung ứng các món hàng hạ giá đúng địa chỉ, theo báo cáo trong cuộc nghiên cứu The I Factor.
Trong quá trình nghiên cứu, MasterCard và Economist Intelligence Unit (EIU) đã phỏng vấn 306 nhà bán lẻ châu Âu để biết các nhà bán lẻ hình dung ra sao về sự tiến hoá của thị trường này đến năm 2020.
Hiện tại, mới chỉ có 32% nhà bán lẻ được hỏi sử dụng điện thoại di động để kết nối với người tiêu dùng, theo các tác giả của công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho biết, những nhà bán lẻ đều cho rằng đến năm 2020, điện thoại di động sẽ trở thành kênh quan trọng nhất kết nối với người mua, vượt các cửa hàng truyền thống, máy tính cá nhân hay call center và thư tín...
Người đóng vai trò quyết định sự phát triển của công nghệ thương mại trong 10 năm tới chính là người mua, cách tiếp cận của họ khi lựa chọn món đồ, của cửa hàng và cách thanh toán trưởng thành cùng sự phát triển của CNTT. Người mua trong tương lai sẽ đồng thời nhận thông tin từ các kênh khác nhau như Internet, Tivi, Radio, ứng dụng di động, các cửa hàng truyền thống... Kết quả, người dùng dù ở kênh mua sắm nào như cửa hàng Internet, kiosk dịch vụ hay điểm bán lẻ đều sẽ nhận được một loại hoá đơn và giá cả duy nhất.
Cửa hàng truyền thống dần biến thành nơi gặp gỡ làm quen giữa người mua và thương hiệu còn bản thân quá trình mua bán sẽ diễn ra tại các kênh bán hàng khác nhau, theo người điều hành đối tác A.T. Kearney Per Hong. Các hướng phát triển triển vọng nhất được ông Per Hong nhắc đến là ứng dụng di động cho phép mua sắm trực tuyến và thông tin tới người dùng; các ứng dụng trên mạng xã hội cho phép hiểu nhu cầu người dùng và củng cố sự trung thành của người dùng. Theo ông Per Hong, cuộc lột xác trong ngành bán lẻ đã bắt đầu.Thương mại qua Internet đã trở thành mảng phát triển nhất của thị trường bán lẻ.
Theo nhà sáng lập hệ thống cửa hàng Internet "Sotmarket" Vsevolod Strakh, thương mại qua Internet sẽ trở thành công cụ bán lẻ thông thường, một trong các kênh bán hàng và đa số các nhà bán lẻ truyền thống sẽ trở thành các nhà bán lẻ đa kênh. Ông hy vọng trong thương mại trực tuyến sẽ phát triển các công nghệ của nhà bán lẻ truyền thống: những video tư vấn của người bán hàng, các ví dụ ảo hoá, các dịch vụ khuyến cáo... Bản thân quá trình tiếp nhận, phân loại và duyệt đơn đặt hàng sẽ được tự động hoá cao độ.
Sự phát triển của các dự án Internet và việc thành lập các dịch vụ để cá nhân hoá nhu cầu (phân tích dữ liệu về người mua và tạo các đề xuất theo địa chỉ) sẽ trở thành các đối tượng chính để đầu tư vào mạng lưới bán lẻ, MasterCard và EIU kết luận.
Theo Vedomosti.ru

Comments

Popular posts from this blog

Thế kỷ mới là thế kỷ của thương mại điện tử

Thực sự, thương mại điện tử (TMĐT) sẽ là thế kỷ tương lai. Andy Grove, tổng giám đốc Intel đã từng tuyên bố chắc nịch: "Trong năm năm tới, tất cả các doanh nghiệp sẽ là các doanh nghiệp trực tuyến ". Tốc độ, chi phí thấp và khả năng truy nhập tới Internet làm cho TMĐT trở thành cơ hội mới cho tất cả các doanh nghiệp tương lai. TMĐT sẽ giảm đáng kể chi phí chung, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ, đảm bảo thanh toán dễ dàng hơn và làm giảm rủi ro đầu tư nội tại . đây chính là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp. Đây cũng là điều mà con người ở đầu thế kỷ này cần hiểu rõ. Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới, một bước ngoặt của nền văn minh. Đứng trước nền văn minh và tích lũy của sự hiểu biết của chúng ta về TMĐT sẽ đưa chúng ta tiến gần hơn tới làn sóng văn minh mới này. Công việc của bạn sẽ liên quan đến TMĐT trong suốt cuộc đời bạn. Nếu bạn hiểu nó trước, bạn sẽ là người đi tiên phong trong mọi việc. Bạn sẽ làm chủ những bí q

Internet Banking & Payment Online in Vietnam

Bạn muốn tiếp nhận vốn để phát triển các ý tưởng, dự án online ?

Thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh, đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế cho đất nước .  Từ 2005 nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đã bắt đầu quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Với thế mạnh về vốn, công nghệ cũng như kinh nghiệm các quỹ đầu tư mạo hiểm đã mang đến làn gió mới cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại điện tử Việt Nam phát triển cả về quy mô và tốc độ. Các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài hoạt động tích cực và đầu tư vào nhiều công ty thương mại điện tử ở Việt Nam như: IDG Ventures Vietnam (IDGVV); Cyber Agent Ventures Ngày 21.12.2012 đại diện VECOM làm việc với IDG Team (IDGVV) về việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại điện tử, hỗ trợ cộng đồng thương mại điện tử Việt Nam: Hai bên đã ghi nhớ về việc triển khai các sự kiện, tổ chức các buổi gặp gỡ giúp doanh nghiệp,cá nhân có ý tưởng về thương mại điện tử có cơ hội trình bày ý tưởng, dự án cũn